Vai trò Chiến_lược_kinh_doanh

Chiến lược kinh doanh tham chiếu kinh nghiệm trong quá khứ của doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp khác bên ngoài, vạch sẵn phương hướng hành động cho hoạt động kinh doanh, các phương pháp, cách thức đều có tính chất giả định và tính chất chỉ dẫn. Chiến thuật kinh doanh mới là hành động rõ ràng cụ thể hơn và thực thi bởi đội ngũ lao động đã được phân bổ, giao phó vai trò. Bên cạnh việc chỉ định phương pháp, cách thức và vai trò của nhân sự lao động, chiến lược kinh doanh phân bổ nguồn lực về vốn,[5] đội ngũ lao động cơ sở sẽ thực thi chiến thuật cụ thể trong hành động họ sẽ sử dụng nguồn lực về vốn đó.

Chiến lược kinh doanh không phải là bất biến, sự thành công của nó chỉ tồn tại trong một thời gian. Thị trường tương lai sẽ mau chóng xuất hiện các doanh nghiệp cạnh tranh khác, chiến lược kinh doanh sẽ phải sẵn sàng thay đổi bất kể trong quá khứ lẫn hiện tại nó vẫn còn hiệu quả.[6]

Một chiến lược kinh doanh được xây dựng không chỉ để chiến thắng thị trườngkhách hàng, vốn dĩ là những đại lượng biến động lớn, hay có thể gọi những vấn đề đó là kẻ thù vô hình, doanh nghiệp luôn có đối thủ trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh của nó. Đó là kẻ thù hữu hình. Chiến lược kinh doanh phải bao gồm bản chất của cạnh tranh, nhằm đánh bại và loại bỏ đối thủ. Vì vậy, đôi khi chiến lược kinh doanh thay đổi là để đáp ứng chiến lược tấn công của doanh nghiệp đối thủ.